Ngày Quốc-Tế Nhân-Quyền tại Berlin
13.12.2014
Ban Đại Diện - Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hamburg
Ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm nay ở Bá Linh được tổ chức 3 địa điểm khác nhau do Liên Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (LH) đứng ra đảm nhiệm với sự hỗ trợ của nhiều đoàn thể, đảng phái ở Đức.
Năm nay Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Tại Hamburg lại mướn một chiếc xe 9 chỗ do anh Phó Hội Trưởng Nguyễn Đình Phúc đích thân làm tài xế. Trong đoàn có 3 vị từ Köln tháp tùng. Phần ẩm thực, như từ nhiều năm qua, do Ban Cao Niên Hamburg đài thọ và hai chị Khiếu và Hạnh chuẩn bị.
Trước đại sứ quán CSVN
Người về Bá Linh tham dự một ngày kỷ niệm ngày QTNQ năm nay đã gặp may mắn với thời tiết. Ngày thứ Sáu 12.12 trời mưa gió rét buốt, ngày 13 trời tuy còn nhiều mây xám nhưng +5°C và khô ráo đã là quá lý tưởng cho sinh hoạt ngoài trời trong một ngày mùa đông Trung Âu.
Như thường lệ chương trình được bắt đầu bằng nghi thức chào cờ Đức – Việt và mặc niệm. Đặc biệt năm nay cả nước Đức vừa làm lễ kỷ niệm 25 năm bức tường ô nhục Bá Linh sụp đổ, gần 100 người tham dự buổi biểu tình đã tưởng niệm thêm những nạn nhân của chế độ cộng sản Đông Đức.
Bà chủ tịch LH, bác si Hoàng Thị Mỹ Lâm đã đọc lời khai mạc, chào mừng các phái đoàn từ xa về Berlin, tuyên bố lý do cuộc biểu tình, thông báo chương trình sinh hoạt trọn ngày.
Anh MC Trịnh Đỗ Tôn Vinh bằng song ngữ Việt – Đức đã lượt sơ bối cảnh ra đời của văn kiện lịch sử loài người là bản Tuyên Ngôn QTNQ của Liên Hiệp Quốc vào ngày 10.12.1948. Ông Phạm Công Hoàng đại diện Tổ Chức Sinh Hoạt NVTN tại CHLB Đức sơ lượt về ý nghia của ngày QTNQ và lên tiếng tố cáo tội ác của ĐCSVN đối với dân khi đặt bút ký vào văn kiện này nhưng không bao giờ tỏ ra tôn trọng chữ ký của họ. Những đại điện của các hội đoàn người Việt từ các thành phố gần như Hamburg, xa hơn như Bremen, Köln, Kassel, Mannheim; xa nhất là München đã lên cầm mic nói về ngày trọng đại đối với con người nói chung này.
Anh Nguyễn Đình Phúc đại diện Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Tại Hamburg đọc bài diễn văn ngắn về bối cảnh hình thành bản Tuyên Ngôn QTNQ và hiện tình nhân quyền tại Việt Nam. Trong phần hai của buổi sinh hoạt ngoài Pariser Platz, cùng các đại diện một số hội đoàn ở Đức, anh Phúc đã đọc bài diễn văn lần nữa bằng tiếng Đức.
Cụ Nguyễn Đình Tâm vẫn không ngại trời đông với những cơn gió cắt da đối với 92 tuổi đời của cụ đã lên tiếng cám ơn những tham dự viên đến từ nơi xa; xa nhất mãi tận ... Hoa Kỳ như hai GS Nguyễn Đức Cung và Nguyễn Lý Tưởng và nhà văn nữ Việt Nữ. Cụ chia sẻ ước mơ của cụ về một ngày Việt Nam có được thể chế dân chủ và sống trong tự do.
Xen kẽ trong chương trình là những bài hùng ca như “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, “Trả lại tôi” cùng những khẩu hiệu “Nhân quyền cho Việt Nam", “Dân chủ cho Việt Nam”, “Tự do cho Việt Nam”, “Đả đảo CSVN bán nước", ... được mọi người hát chung và hô vang dội. Những lá cờ vàng nổi bật giữa mùa đông vốn mang sắc tối. Đoàn biểu tình đã thực hiện nhiều loại biểu ngữ đủ cỡ mang nội dung đòi hỏi nhân quyền, tố cáo sự chà đạp quyền làm người và đòi thả những tù nhân lương tâm mà mới nhất là ba vị Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh vừa bị y án sơ thẩm trong phiên tòa ô nhục Đồng Tháp một ngày trước đó.
Đặc biệt, anh TĐTVinh đã đọc lá thư Bộ ngoại giao Đức trả lời thư bác si HTMỹ Lâm, bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. BNG Đức cung đã nhấn mạnh đến trường hợp luật sư Lê Quốc Quân đang được sự lên tiếng hỗ trợ của 232 trí thức trong nhiều lãnh vực chính trị, tôn giáo, văn hóa, xã hội ... – một sự thành công vượt bậc về kết quả vận động do GS Johannes Kals khởi động.
Chương trình kéo dài từ từ 13g30 đến 14g30. Đoàn biểu tình nhanh chóng thu dọn cờ, biểu ngữ và dàn âm thanh để ra Cổng Brandenburg cho kịp phần hai bắt đầu lúc 15g30.
Trước Cổng Brandenburg
Như lần “đón” Nguyễn Tấn Dung hai tháng trước đó, ban tổ chức đã xin phép biểu tình trên (công trường) Pariser Platz, nằm cạnh khách sạn siêu sao Adlon và (cổng) Brandenburger Tor. Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm, bà bác si Mỹ Lâm đại diện LH và các đại diện của những phái đoàn tham dự đã liên tục đọc những diễn văn bằng tiếng Đức vì đó là khu trung tâm luôn đầy ắp du khách ngoài lẫn trong nước. Nội dung xoay quanh bản Tuyên ngôn QTNQ, ý nghia của nó và thực tế Việt Nam còn rất xa những giá trị nhân quyền phổ quát mà ĐCSVN đã tự nguyện đặt bút ký kết tôn trọng vào năm 1982. Tình hình thời sự liên quan đến vấn đề nhân quyền cung được các diễn giả thay nhau đọc cho người đi đường và du khách nghe.
Trung tuần tháng 12 ngày rất ngắn. Mới 16 giờ trời đã bắt đầu tối và cung lạnh dần. Đoàn biểu tình tuy nhiên vẫn kiên trì giương biểu ngữ, hô khẩu hiệu và giải thích với người đi đường đứng lại lắng nghe và nhận những truyền đơn do ban tổ chức chuẩn bị sẵn bằng Đức Ngữ.
16g30, chấm dứt phần hai và mọi người cung lại nhanh chóng thu dọn để đến hội trường nhà thờ St. Aloysius.
Đêm cầu nguyện, hội luận và văn nghệ
Cả ngày đi đường xa và đứng ngoài trời lạnh buốt đã được vợ chồng anh Nguyễn Ngôn Toàn “đền bù” bằng bữa cơm nóng rất ngon miệng với đầy đủ đồ chua, trái cây, trà, cà phê, ... Bánh ngọt do ông Phạm Công Hoàng tặng.
Vào lúc 18g30 nghi thức chào cờ và mặc niệm một lần nữa được bắt đầu cho phần cuối ngày sinh hoạt QTNQ trong hội trường St. Aloysius do LM Antôn Đỗ Ngọc Hà quản nhiệm.
Cụ Nguyễn Đình Tâm cùng hai vị khác đã cầu nguyện theo nghi thức Phật Giáo với những bài kinh cầu. LM Anton Đỗ Ngọc Hà theo nghi thức Công Giáo với “Kinh hòa bình” và phần thắp nến quanh bản đồ Việt Nam trong tiếng hát của chị Thy Kim với bản “Đêm nguyện cầu” đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, sâu lắng.
Ban tổ chức đã giới thiệu vợ chồng bà Kathrin Behr và luật sư Florian Kresse của Hiệp Hội Nạn Nhân Bạo Quyền Cộng Sản (U nion der Opferverbände Kommunistischer Gewaltherrschaft, UOKG) có trụ sở đặt tại Berlin. Ông Kresse nói sơ về tiêu chí hoạt động của UOKG và đặc biệt đề cập đến dự án thực hiện một đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản trên bình diện Âu Châu đã làm nhiều người thích thú và quan tâm.
Trong phần hội luận GS Nguyễn Lý Tưởng và GS Nguyễn Đức Cung, đại diện Đại Việt Cách Mạng Đảng, đã nói về sự cần thiết của một cuộc cách mạng dân chủ tại Việt Nam. Buổi thảo luận hơi ngắn ngủi sau đó đã diễn ra khá sôi nổi.
Giữa lúc hội thảo hung tin TS Ernst Albrecht, ân nhân lớn nhất của người Việt tị nạn cộng sản tại nước Đức vừa qua đời, đã làm cả hội trường sửng sốt và xúc động. Lập tức cả hội trường đã đứng lên mặc niệm người cựu thống đốc tiểu bang Niedersachsen khả kính. Nhờ quyết tâm và lòng nhân ái của ông, nước Đức vào năm 1978 và những năm sau đó đã mở rộng cửa đón nhận tổng cộng khoảng 40.000 dân Việt Nam tị nạn cộng sản.
Trong lúc hội thảo ban tổ chức đã kêu gọi quyên góp cho chiến dịch chống lại căn bệnh hiểm nghèo Ebola đang hoành hành tại Phi Châu và chương trình giúp đỡ thương phế binh VNCH do anh Nguyễn Ngôn Toàn đứng ra thực hiện tại Bá Linh.
Với những bài ca “Việt Nam quên hương ngạo nghễ”, “Anh là Ai”, “Việt Nam tôi đâu”, “Quê hương bỏ lại” ... và những bài thơ, chương trình văn nghệ live với nhiều giọng ca cây nhà lá vườn với tài dẫn chương trình sống động của chị Thy Kim kéo dài đến nửa đêm đã chấm dứt ngày QTNQ năm 2014.
Đoàn Hamburg đã ở lại ngủ lại trong hội trường vì đêm quá khuya. Mọi người còn hàn huyên với những phái đoàn khác đến gần 2 giờ sáng. Sau khi qua loa cà phê sáng, mọi người chia tay nhau và hẹn gặp lại năm sau. Đoàn về đến Hamburg khoảng 1 giờ trưa. Ai cung mệt mỏi vì thiếu ngủ nhưng trong xe vẫn bàn chuyện cộng đồng, trao đổi ý kiến rất sôi nổi về ngày sinh hoạt vừa qua. |
Ngày Quốc-Tế Nhân-Quyền tại Berlin
13.12.2014
Hoàng Thị Mỹ Lâm
Hình như đất trời không phụ lòng người còn nghi đến quê hương dân tộc cho nên thời tiết tháng chạp tại Berlin vẫn chưa quá lạnh để đón chờ đoàn người sẵn sàng trải thân vì chính nghia. Tuy khăn áo găng tay đã đủ làm ấm áp tấm thân, nhưng nghia tình của những người đồng hành đã sưởi thêm tấm lòng của quý vị và các anh chị em từ mọi miền trên nước Đức cùng về tụ hội tại Berlin để gióng lên tiếng nói đòi hỏi Nhân Quyền cho người dân tại Việt nam trong dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Quốc Tế Nhân quyền 2014.
Đúng 13 giờ 30 phút, khi mọi người tề tựu đông đủ trước sứ quán Cộng Sản Việt Nam, cờ vàng sáng rực khu phố, nghi lễ biểu tình được bắt đầu tạo nên khí thế và trang trọng của sự biểu dương lòng dân ý nước trước kẻ đại diện chế độ tham tàn độc đoán. Sau những lời phát biểu của ban tổ chức và các Hội Đoàn tham dự cung như của các Nhân Si và khách mời là các khẩu hiệu hô to đả đảo nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam , đòi hỏi tự do cho những tù nhân lương tâm và kêu gọi Nhân Quyền cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Trong đoàn biểu tình cung có một số những người trẻ tuổi đến từ vùng Đông Đức cu xin đến được cầm cờ vàng để cùng hô to khẩu hiệu đồng lòng với chúng ta.
Trước ý thức đúng đắn về trật tự công cộng và dưới sự bảo vệ của Cảnh sát Berlin, cuộc biểu tình diễn tiến tốt đẹp và di chuyển nhanh chóng đến Quảng trường trước Brandenburger Tor, một biểu tượng của toàn nước Đức. Tại đây đoàn người biểu tình dàn rộng thành hình vòng cung để dễ bề tiếp xúc với vô số khách thập phương dạo chơi xung quanh di tích lịch sử của nước Đức. Quý vị và các anh chị em trong đoàn biểu tình đã chủ động tiếp cận với quần chúng bằng tiếng Đức, tiếng Anh và cả tiếng Pháp để giải thích về những vi phạm Nhân Quyền trầm trọng tại Việt Nam của nhà cầm quyền Cộng Sản và phân phát hàng trăm tờ truyền đơn kêu gọi Nhân Quyền cho người dân Việt Nam. Trước cổng thành Brandenburger Tor rực rỡ là một cây thông vi đại được trang điểm với cả ngàn bóng đèn như những ánh sao soi sáng chính nghia trong tâm mỗi người hiện diện trong cuộc biểu tình.
Sau phần sinh hoạt ngoài trời đoàn biểu tình tiếp tục di chuyển đến Hội trường nhà thờ St. Aloysius để bắt đầu phần sinh hoạt cầu nguyện tôn giáo cho quốc thái dân an, hội luận với khách mời và văn nghệ chủ đề cho quê hương.
Hội trường nhà thờ St. Aloysius cung là một nơi sinh hoạt dân chủ quen thuộc với những người có tấm lòng với quê hương. Dưới sự lãnh đạo tinh thần của Cha xứ Linh Mục Antôn Đỗ Ngọc Hà và vị Đại Diện Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Gia Berlin ông Lê Phú Cường chúng tôi đã được nhiều lần nhận được sự hổ trợ quý báu trong nhiều phương diện trên hành trình dân chủ. Ngày sinh hoạt Quốc Tế Nhân Quyền 13.12.2014 do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên bang Đức tổ chức cung không nằm ngoài thông lệ này. Chúng tôi vô cùng cảm tạ sự hiệp thông của Linh Mục Antôn Đỗ Ngọc Hà và Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Gia Berlin với những người vì dân vì nước .
Sau nghi thức khai mạc và nghi lễ cầu nguyện tôn giáo trang trọng do Niên trưởng Nguyễn Đình Tâm và Linh Mục Antôn Đỗ Ngọc Hà đảm nhiệm là phần thắp nến cho quê hương dưới sự điều hợp của ông Nguyễn Văn Rị, thủ quỹ Liên Hội, và giọng ca tha thiết cuả Thy Kim trong bài Đêm Nguyện Cầu .
Tiếp theo phần nghi thức tâm linhrất cảm động này người dẫn chương trình ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, Phó Chủ Tich ngoại vụ Liên Hội, đã đưa mọi ngườibước sang phần hội luận . Mở đầu là phần trình bày của Liên Minh các Hội Đoàn Nạn nhân Bạo Quyền Cộng Sản tại Berlin (Union der Opferverbände kommunistischer Gewaltherrschaft, viết tắt là UOKG) do BS Hoàng Thị Mỹ Lâm giới thiệu. Diễn giả của UOKG là ông Florian Kresse đã trình bày về những hậu quả cuả chế độ Độc Tài Cộng Sản và những vấn đề còn tồn đọng tại Đông Đức sau 25 năm bức tường Bá Linh sụp đổ. UOKG đã can thiệp để những nạn nhân bị tù đày hành hạ trái phép dưới thời Cộng Sản được đền bù vật chất và tinh thần. Bà Anita Gossler cung lên trình bày về một dự án vận động xây tượng đài Tang Chứng Tội Ác Cộng Sản tại trung tâm Berlin.
Sau đó là phần trình bày và trao đổi tư tưởng với khách mời từ Hoa Kỳ Diễn Giả Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng và thân hữu của ông là Giáo Sư Nguyễn Đức Cung và bà Nguyễn Mai Anh dưới sự điều hành của Bác Si Trần Văn Tích, Chủ Tịch Danh Dự Liên Hội.
Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng và Giáo Sư Nguyễn Đức Cung đã trình bày về những truyền thống đấu tranh dân chủ của các Đảng phái Viện Nam từ thời Pháp thuộc cho tới bây giờ và nhận được những đồng thuận của cử tọa trong phần trao đổi sôi nổi.
Ông Lê Văn Yên, đại diện Phong Trào Giáo dân Hải ngoại Cơ sở Tống Viết Bường, cung đã lên trình bày ngắn gọn về cuốn sách „ Chính Đề Việt Nam „ đang được xuất bản .
Cuối cùng là phần mà đã được mọi người rất mong đợi là chương trình sinh hoạt văn nghệ Đêm Không Ngủ cho Quê Huơng do Phó Chủ Tịch Nội Vụ ông Phạm Công Hoàng đảm trách với sự góp mặt của Ca Si Thy Kim và các nghệ si vượt trội trong Ca Đoàn Công Giáo Thánh Gia Berlin cung như các Nghệ Si tài tử từ mọi miền nước Đức .
Ngày Sinh Hoạt Quốc Tế Nhân Quyền 2014 do Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đã kết thúc với một kết quả thành công tốt đẹp và với một kỷ niệm khó quên cho tất cả quý vị tham dự.
Chúng tôi, đại diện Liên Hội xin chân thành gửi lời cảm tạ đến những thành viên đã trực tiếp và gián tiếp hổ trợ cho công việc của Cộng Đồng này :
1.-Linh Mục Antôn Đỗ Ngọc Hà
2.-Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Gia Berlin
3.-Phong trào giáo dân hải ngoại cơ sở Tống Viết Bường Đức Quốc
4.-Tập Thể Chiến Si VNCH Hải ngoại tại Đức Quốc
5.-Hội Người Việt Tỵ nạn CS tại Odenwald
6-Hội Người Việt Tỵ nạn CS tại Köln
7.-Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại Frankfurt
8.-Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại Hamburg
9.-Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại München
10.-Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Mönchengladbach
11,.Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Bremen
12.-Hội Người Việt Tỵ Nạn miền trung Âu Châu
13.-Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm
14.-Hội Người Việt Cao Niên München
15.-Hội Người Việt cao niên Frankfurt
16.-Hội Phụ Nữ Văn Hóa VN tại Frankfurt
17.- Đại diện Đảng Việt Tân
18.- ?y Ban liên lạc Cộng Đồng
19.- Đại diện Đại Việt Cách Mạng Đảng tại Âu Châu
20.-Càc thân hào nhân si tại Berlin, Frankfurt, Köln, Oberhausen, Mannheim...
Chúng tôi cung không quên cám ơn sự giúp đỡ về ẩm thực của anh Nguyễn Ngôn Toàn và bạn hữu đã cống hiến cho chúng tôi một bữa ăn tối nóng sốt và ngon miệng .
Ngoài ra anh Nguyễn Ngôn Toàn, cựu quân nhân Sư Đoàn 25 Bộ Binh, đã kêu gọi lòng hảo tâm để quyên góp giúp đõ Thương phế binh trong nưóc và ông Nguyễn van Rị cung trình bày về bệnh dich Ebola đang hoành hành tai Phi Châu nơi mà cơ sở Cap Anamur vẫn tiếp tục hoạt động âm thầm và đang rất cần sự hổ trợ về tài chánh. Hai đợt quyên tiền trong đêm đã đạt được những số tiền nhỏ nhưng đầy ắp tình thương và nhân ái.
Một biến cố giữa lúc hội thảo là hung tin TS Ernst Albrecht, ân nhân của người Việt tị nạn cộng sản tại nước Đức vừa qua đời ngay hôm đó. Tin này đã làm cả hội trường sửng sốt và xúc động. Lập tức tất cả những người hiện diện trong hội trường đều đã đứng lên mặc niệm người cựu thống đốc tiểu bang Niedersachsen khả kính. Nhờ quyết tâm và lòng nhân ái của ông mà nước Đức vào năm 1978 và những năm sau đó đã mở rộng cửa đón nhận tổng cộng khoảng 40.000 dân Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản từ các trại tỵ nạn Á Châu .
Phần cuối chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự sốt sắng giới thiệu Diễn giả của ông Nguyễn Minh Chính, Hội trưởng Hội Người Việt Tỵ Nạn Miền Trung Âu Châu và ông Lê Văn Yên, Đại diện Phong Trào Giáo dân hải ngoại cơ sở Tống Viết Bường Đúc Quốc, để đóng góp thêm mầu sắc cho đêm hội luận về Nhân Quyền Dân Chủ .
Berlin ngày 16.12.2014
Hoàng Thị Mỹ Lâm
Liên Hội NVTN tại CHLB Đức e.V. |