1. Ðạo và thuyết âm dương.
2. Khí, nguồn năng lượng trong Phong Thủy.
3. Ngũ-hành trong Phong Thủy.
4. Giải pháp khắc-phục nhược-điểm của nhà và đất.
5. Chín cách chữa căn-bản.
6. Ðịnh vị nhà trên một vùng đất. 7. Ðường sá.
8. Lối ra vào.
9. Cây cối.
10. Ao hồ.
11. Cửa ngõ, nẻo dẫn khí và đón vận may.
12. Cửa thông luôn.
13. Cửa sổ.
14. Ðộ xéo.
15. Cầu thang.
16. Trần nhà.
17. Xà.
18. Góc.
19. Cột.
  20. Sắp xếp phòng.  
21. Phòng ngủ.
  22. Nhà bếp.  
23. Phòng ăn.
24. Phòng khách.
25. Phòng tắm.
26. Ánh sáng.
27. Tường và màu đồ đạc.
28. Cửa hàng và văn phòng.
29. Vách xiên.
30. Phong Thủy và dòng đời.
 

Phong Thủy
 

Cửa sổ

Cửa sổ là mắt và miệng của nhà và là nơi làm việc (1 cửa kính vỡ là các vấn đề về mắt sẽ xảy ra). Cửa sổ là nơi dẫn khí phải được mở hết ra phía ngoài hay phía trong thay vì kéo lên trên hay xuống dưới. Tốt nhất là 1 cửa sổ nên mở ra phía ngoài để cho khí dẫn vào và lưu chuyển, tăng cường khí cho mị ngừi trong nhà và mang đến dịp cơ may trong việc làm sinh sống. Cửa mở ra là sự hoà điệu tích cực, dương các khí của ngừơi nhà đó ra ngoài. Cửa sổ mở bên trong khiến người chủ thành nhút nhát có hại cho khí.

Cửa sổ nâng lên hạ xuống không bao giờ nên mở nửa chừng vì chỉ hấp thụ được một nửa khí ra vào từ cửa sổ và lại người ngoài nhìn vào có ý tưởng không hay.

Dù cho khí hậu và vị trí địa lý có khác biệt và với những nhu cầu đặc biệt, cửa sổ mở ra hướng Tây làm hại cho khí của người nhà. Mặt trời hướng Tây chói chang gây nhức đầu, cáu gắt và làm việc không hiệu quả. Tốt hơn là treo trái thuỷ tinh cầu để biến ánh mặ trời thành sắc độ cầu vồng làm mạnh cho khí trong cả phòng và tạo sự năng động.
Đầu cửa sổ phải cao hơn đầu người cao nhất trong nhà. Cưa sổ phải tương đối rộng. Cửa sổ mành chắn khí lưu chuyển, làm hẹp tầm mắt và những dịp may.